Nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư vú
Những phụ nữ mang gen BRCA1 hay BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn đáng kể so với những người không mang gen này. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy với phụ nữ dưới 40, biến thể gen PALB2 có nguy cơ ung thư vú cao hơn 8-9 lần.
Theo như số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy thì cứ 8 phụ nữ lại có 1 người mắc ung thư vú. Tuy nhiên cũng theo như nghiên cứu thì có đến 75% số trường hợp ung thư vú ở phụ nữ không biết được các yếu tố nguy cơ, vì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú mà bạn cần biết khi đánh giá khả năng mắc căn bệnh ung thư này.
Thói quen uống rượu bia
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy uống rượu bia liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao. Đặc biệt, uống rượu bia trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên và lần mang thai đầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Cân nặng
Quá cân hay béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú 30-60%. Cơ thể chứa càng nhiều mỡ thì lượng estrogen càng nhiều vì estrogen được sản sinh trong tế bào mỡ. Estrogen thừa này sẽ nuôi sống các tế bào ung thư vú.
Chế độ tập luyện thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Đây giống như một chất chống viêm tự nhiên và giúp tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, tập thể dục làm giảm lượng glucose và nồng độ insulin trong máu, giúp phá vỡ estrogen để ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu còn phát hiện ra tập thể dục đem lại nhiều lợi ích ngừa ung thư cho phụ nữ mang gen đột biến BRCA.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Các chuyên gia nói rằng việc giảm tiêu thụ thịt đỏ và tăng cường ăn rau quả có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Các loại rau họ cải như cải bruxen và súp lơ giúp giảm viêm và cân bằng estrogen. Thực phẩm màu cam đỏ như cà rốt, cà chua… chứa nhiều carotenoid – một chất chống ô-xy hóa làm giảm nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, bạn cần giảm lượng đường và sản phẩm sữa béo để cơ thể được khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa ung thư.
Xem thêm: Cách chữa bệnh ung thư bằng chế độ ăn uống hợp lý
Kích thước vòng eo
Một nghiên cứu từ Tạp chí Y học Anh xác định yếu tố quan trọng nhất làm tăng nguy cơ ung thư vú trong giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ là kích thước vòng eo có tăng không và tăng bao nhiêu so với những năm 20 tuổi.
Yếu tố Di truyền
Những phụ nữ mang gen BRCA1 hay BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn đáng kể so với những người không mang gen này. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy với phụ nữ dưới 40, biến thể gen PALB2 có nguy cơ ung thư vú cao hơn 8-9 lần.
Tiền căn gia đình
Dù bạn không mang gen biến đổi gây ung thư vú nhưng nếu những người trong gia đình thuộc mối quan hệ huyết thống như mẹ, chị gái, con gái mắc ung thư vú thì khả năng mắc bệnh bạn sẽ cao gấp 2 lần. Do đó, hãy tìm hiểu về tiền căn gia đình và đi khám bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết.
Độc tố trong môi trường
Các bằng chứng liên tiếp cho thấy việc tiếp xúc với các độc tố gây rối loạn nội tiết ví dụ như bisphenol A (BPA), một loại nhựa dùng để làm can nhựa, hộp nhựa và các chất bảo quản Phthalates trong mỹ phẩm,…có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Các hóa chất tổng hợp tích tụ trong tế bào mỡ này khiến khối u phát triển.
Leave a Reply